Nhổ răng khôn là biện pháp để xử lý các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,…tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Việc nhổ răng khôn thường gây đau đớn và khó chịu. Nếu vết nhổ bị nhiễm trùng thì càng nguy hiểm hơn. Hãy cùng Nha khoa Việt Nhật tìm hiểu về dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý kịp thời nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Những kinh nghiệm nhổ răng khôn không phải ai cũng biết
- Không biết có thai đi nhổ răng khôn có làm sao không?
- Hình ảnh sau khi nhổ răng khôn như thế nào?
- Giá nhổ răng khôn ở bệnh viện là bao nhiêu?
Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn mà bạn cần biết:
Đau nhức không giảm
Đau nhức là dấu hiệu thường gặp sau khi nhổ răng khôn và sẽ giảm nhanh sau vài ngày và biến mất hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm theo thời gian, bạn có thể bị nhiễm trùng vết thương.
Sưng mặt, sưng má
Tình trạng sưng tấy ở mặt và má là hiện tượng vô cùng bình thường sau khi nhổ răng khôn. Tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày rồi giảm dần. Nếu sưng mặt hoặc sưng má không biến mất hoặc nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau hoặc sốt, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Chảy máu quá nhiều ở vị trí nhổ răng
Chảy máu kéo dài có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân là do tổn thương mạch máu ở niêm mạc. Sau 40 phút đến 1 giờ, máu sẽ tự động đông lại và ngừng chảy. Nếu tình trạng này kéo dài sau 1 – 2 ngày có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Nướu bị sưng đỏ
Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu ở vị trí răng mới nhổ. Cảm giác đau đớn này thường kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn tùy vào kỹ thuật của bác sĩ. Nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm, nướu bị sưng và phù nề thì có thể là do nhiễm trùng.
Hơi thở hôi, có vị trong miệng
Hôi miệng xảy ra sau khi nhổ răng khôn khi bệnh nhân không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng và kèm theo các triệu chứng như đau, sưng và mủ.
Khó thở, khó nuốt thức ăn
Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là khó thở hoặc khó nuốt thức ăn. Nguyên nhân là do nhiễm trùng tại vị trí nhổ. Từ đó khiến nướu xung quanh sưng tấy hoặc có thể gây áp lực lên hệ hô hấp, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
Cảm giác tê buốt
Cảm giác tê buốt sau khi nhổ răng khôn là điều bình thường. Nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng, cảm giác này sẽ giảm dần sau 1 – 3 ngày. Nhưng nếu tình trạng ê buốt kéo dài sau một tuần hoặc hơn thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Như đã đề cập trước đó, sau khi nhổ răng khôn có một số dấu hiệu nhiễm trùng. Vậy nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng khôn là gì?
Bác sĩ nhổ răng khôn
Bác sĩ đóng vai trò quyết định đến kết quả nhổ răng khôn. Bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề kém sẽ tác động vào mô mềm, không nhổ hết chân răng. Sau khi nhổ răng khôn, nếu vết thương không được điều trị cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển, gây nhiễm trùng.
Vì vậy, khi nhổ răng khôn bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh nguy hiểm. Vì răng khôn là loại răng khá phức tạp, thường mọc theo nhiều hướng khác nhau nên cần phải có kỹ thuật tốt.
Phòng khám và dụng cụ nhổ răng không đảm bảo
Phòng điều trị, thiết bị, dụng cụ nhổ răng khôn phải luôn được vô trùng tuyệt đối để tránh lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, một số nha khoa chủ quan, phòng điều trị không sạch sẽ và dụng cụ điều trị không được hấp sấy cẩn thận. Khi thực hiện tiểu phẫu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong và gây nhiễm trùng.
Chăm sóc răng miệng kém
Sau khi nhổ răng khôn, việc vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành thương tại chỗ nhổ. Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn có thể tấn công vùng nhổ răng, gây viêm nhiễm. Sau khi nhổ răng khôn, hút thuốc cũng sẽ gây nhiễm trùng tại chỗ nhổ răng vì thuốc lá chứa nhiều chất độc hại.
Cách xử lý sau khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ
Khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng do nhổ răng khôn, điều quan trọng nhất là bạn phải đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn và thăm khám kịp thời. Nếu không can thiệp kịp thời, nhiễm trùng có thể lây lan sang những nơi khác trong miệng.
Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng
Việc nhổ răng khôn bị nhiễm trùng có thể gây đau kéo dài và bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau (nếu cần). Không nên mua thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn không làm giảm cơn đau.
Dùng gel nha khoa giảm đau, sưng tấy
Bạn có thể tìm mua gel nha khoa ở các hiệu thuốc hoặc mua trực tiếp từ nha khoa đã nhổ răng cho bạn. Loại gel này có hiệu quả làm giảm đau và sưng nướu và đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng.
Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối
Nước muối là chất khử trùng tự nhiên và rất tốt để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Pha nước muối vào khoảng 250ml nước ấm rồi súc miệng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm co lại các mao mạch và giảm chảy máu ở ổ răng. Nếu bạn mắc các tình trạng bệnh lý khác khiến bạn không thể dùng thuốc giảm đau thì chườm đá có thể giúp giảm viêm, giảm đau.
Chế độ ăn uống phù hợp
Nếu mới nhổ răng khôn, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, sữa. Không bao giờ ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai vì chúng có thể dễ dàng làm tổn thương miệng của bạn. Trong tuần đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên tránh xa đồ ăn cay, chua, mặn, không uống đồ uống có cồn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và tìm hiểu về nguyên nhân gây nhiễm trùng cũng như cách điều trị. Việc lựa chọn nha khoa uy tín cũng vô cùng quan trọng, đừng ham rẻ mà tìm nha khoa kém chất lượng, vì bạn không thể lường trước được những hậu quả nguy hiểm cho răng miệng của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738