Niềng răng là biện pháp chỉnh nha hiệu quả khi răng mọc lệch lạc hoặc trong những tình huống phức tạp hơn. Sau khi quá trình niềng răng hoàn tất, bệnh nhân sẽ tiếp tục đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì sau niềng răng có những loại nào? Nha khoa Việt Nhật sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết sau đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Niềng răng có hôn được không?
- Có nên niềng răng không mắc cài 3D Clear?
- Niềng răng thưa mất bao lâu? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng thưa
- Niềng răng là gì? Răng như thế nào thì nên niềng?
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là một loại khí cụ chỉnh nha quan trọng mà bác sĩ yêu cầu người niềng răng sử dụng sau khi tháo mắc cài, dây cung hoặc khay niềng răng. Hàm duy trì giúp ổn định vị trí mới của răng sau khi niềng, hạn chế sự xô lệch của răng giúp duy trì hiệu quả chỉnh nha.
Hàm duy trì sau niềng răng có những loại nào?
Hàm duy trì sau niềng răng có 2 loại phổ biến đó là: hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể là:
Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Đây là loại khí cụ duy trì được làm bằng dây thép với nhiều kích cỡ, dạng xoắn hoặc dạng thẳng và được cố định bằng vật liệu Composite vào mặt trong của các răng cửa (răng số 1, 2, 3).
– Ưu điểm
- Do tính năng cố định, bạn sẽ không bao giờ xảy ra trường hợp quên đeo hàm duy trì.
- Được đính kèm dây kim loại bên trong, không dễ bị phát hiện và đảm bảo độ thẩm mỹ.
– Nhược điểm
- Đeo hàm duy trì cố định bằng kim loại có thể làm xước miệng và lưỡi của bạn khi ăn uống.
- Khó làm sạch kẽ răng dẫn đến sâu răng và hôi miệng.
- Cảm thấy vướng víu và khó chịu khi đeo.
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
Đây là một dụng cụ duy trì làm bằng dây cung kim loại vừa khít với các răng cửa giữa các răng nanh và gắn vào một khuôn acrylic ở hàm trên hoặc dưới lưỡi của bệnh nhân.
– Ưu điểm
- Dễ dàng tháo lắp, thuận tiện trong sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Độ bền cao, có thể đeo trong thời gian dài mà không cần thay mới.
– Nhược điểm
- Dây cung kim loại được gắn bên ngoài không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Vì có thể tháo ra nên khách hàng có thể quên đeo làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
- Khách hàng quên tháo ra khi ăn uống dẫn đến gãy hàm. Làm lại có thể phát sinh thêm chi phí.
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
Đây là loại khí cụ duy trì làm bằng nhựa trong, được làm theo dấu hàm của từng cá nhân.
– Ưu điểm
- Vì được làm bằng nhựa trong suốt nên không dễ nhận thấy nên có giá trị thẩm mỹ cao.
- Dễ dàng tháo rời để ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Hàm duy trì tháo lắp làm bằng nhựa trong được chế tạo theo dấu hàm của từng người để vừa khít với cung hàm và giữ chặt răng tối ưu.
– Nhược điểm
- Do dễ tháo lắp nên người dùng rất dễ để quên, làm mất hoặc không đeo khay duy trì, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Trên đây là các loại hàm duy trì phổ biến hiện nay. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề sử dụng hàm duy trì loại nào. Nhìn chung, mỗi loại khí cụ duy trì đều có ưu và nhược điểm riêng, để xác định loại khí cụ duy trì sau niềng nào phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi thực hiện xong quá trình niềng răng.
Cần phải đeo hàm duy trì sau khi niềng trong bao lâu?
Có thể nói đeo hàm duy trì là thử thách cuối cùng, quyết định bạn có cơ hội sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười rạng rỡ hay không. Theo các chuyên gia, việc đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài là vô cùng cần thiết. Lý do là vì:
- Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và nha chu cần có thời gian điều chỉnh lại cấu trúc để ổn định. Dây chằng nha chu sẽ đưa răng trở lại vị trí ban đầu nếu không đeo hàm duy trì.
- Sau quá trình niềng răng, xương hàm và răng trở nên nhạy cảm và dễ yếu hơn do chúng phải chịu áp lực liên tục. Ngoài ra, răng và khớp cũng phải hoạt động nhiều trong quá trình ăn uống. Những yếu tố này cũng có thể khiến răng trở lại vị trí ban đầu.
Vì vậy, đeo hàm duy trì sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng, giữ răng ở vị trí mới, tránh bị xô lệch răng đồng thời mô và nướu thích nghi với sự thay đổi của răng.
Đối với thắc mắc đeo hàm duy trì được bao lâu, bác sĩ giải đáp như sau:
- Thời gian đeo niềng càng lâu thì tần suất đeo hàm duy trì càng ít, tùy thuộc vào vấn đề khớp cắn và từng bệnh nhân.
- Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì liên tục cả ngày lẫn đêm trong 1 tháng đầu tiên sau khi tháo niềng. Sau một vài năm, có thể đeo ít thường xuyên hơn, chỉ cần đeo 2 đến 3 lần một tuần.
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong suốt thời gian đeo hàm duy trì, việc chăm sóc răng miệng là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp miệng bạn luôn thơm tho và không mắc các bệnh về răng miệng.
- Hàng ngày cần vệ sinh hàm duy trì: Việc quên vệ sinh hàm duy trì hàng ngày có thể khiến vi khuẩn sinh sôi và làm hỏng răng của bạn.
- Rửa sạch dụng cụ giữ bằng nước lạnh và chà bằng bàn chải mềm cùng kem đánh răng.
- Cần tháo hàm trước khi ăn và những hành động dưới nước: nên cất hàm vào hộp bảo quản để tránh bị rơi.
- Không nên vệ sinh hàm duy trì bằng nước nóng điều này dẫn đến nguy cơ biến dạng hàm duy trì.
Với những thông tin mà Nha khoa Việt Nhật chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có những lựa chọn phù hợp hàm duy trì sau niềng răng. Nếu có những thắc mắc về niềng răng và vấn đề liên quan đến răng miệng khác hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Nhật qua số hotline để được tư vấn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738