Việc nhổ răng khôn (răng số 8) có thể phức tạp hơn so với việc nhổ những chiếc răng khác. Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang,… sẽ cần phải nhổ bỏ. Khi đó, cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn là tình trạng thường xuyên xảy ra với nhiều người. Tuy nhiên, nếu sau khi nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau thì phải làm sao? Cùng Nha khoa Việt Nhật tìm hiểu vấn đề này ngay bây giờ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải đáp thắc mắc: Đang cho con bú có nhổ răng khôn được không?
- Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có an toàn không?
- Nên nhổ răng khôn vào lúc nào là tốt nhất?
- Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau
Nhiễm trùng
Đây được coi là một trong những biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Các nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau nhổ răng khôn bao gồm:
- Dụng cụ nhổ răng chưa được khử trùng, vệ sinh răng miệng kém trước khi nhổ.
- Bác sĩ thiếu tay nghề, chuyên môn, nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật.
- Chế độ ăn uống không đúng cách sau khi nhổ răng khôn có thể làm tổn thương vết khâu ở nướu, dẫn đến nhiễm trùng.
- Vận động mạnh và có các thói quen xấu như cắn móng tay, dùng ống hút, sử dụng chất kích thích… làm tăng nguy cơ tình trạng nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Khô ổ răng
Việc bỏ qua việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng khôn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thói quen sinh hoạt và lựa chọn chế độ ăn uống có thể làm tổn thương vết khâu, phá vỡ cục máu đông. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Các triệu chứng bao gồm đau nhức liên tục và lan ra đến vùng tai. Bên cạnh đó, vùng nướu xung quanh vị trí nhổ răng có thể bị sưng và đỏ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị sưng hạch.
Chấn thương mô mềm
Chấn thương mô mềm cũng là biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn, dẫn đến tình trạng răng đau nhức kéo dài và dai dẳng. Các khu vực dễ bị tổn thương mô mềm nhất trong quá trình nhổ răng khôn bao gồm má, sàn miệng, vòm miệng và sau hàm. Thông thường, tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Tổn thương dây thần kinh
Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất sau khi nhổ răng khôn. Răng khôn nằm ở vị trí đi qua nhiều dây thần kinh hàm mặt khác nhau, tác động đáng kể đến các khu vực xung quanh khoang miệng. Vì vậy, khi quá trình nhổ răng và chăm sóc sau nhổ không được thực hiện tốt thì nguy cơ tổn thương các dây thần kinh này là rất cao.
Các dây thần kinh có nguy cơ bị tổn thương cao nhất bao gồm dây thần kinh ổ răng dưới, dây thần kinh cằm, lưỡi. Tình trạng này không chỉ gây tê môi mà còn làm rối loạn cảm giác, biểu hiện ở các tình trạng như cắn vào lưỡi và môi, nhai không bình thường, bỏng rát khi ăn đồ nóng. Trong trường hợp tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng dẫn đến đứt hoàn toàn, có thể xảy ra mất cảm giác vĩnh viễn và đau kéo dài, dai dẳng.
Cách khắc phục tình trạng sau nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau
Nếu sau 2 tuần có những triệu chứng bất thường hoặc đau dai dẳng do nhổ răng khôn, người bệnh nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được khám và đánh giá sớm. Dựa trên kết quả thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ sẽ xác định phương án điều trị phù hợp nhất.
Đối với những trường hợp đau nhức nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân, đồng thời hẹn lịch tái khám. Trong trường hợp cơn đau dữ dội và ngày càng gia tăng, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị tùy theo từng nguyên nhân cụ thể gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng.
- Nếu nhiễm trùng xảy ra sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng bị viêm và tổn thương. Sau đó, việc điều trị bao gồm việc loại bỏ hoàn toàn mủ, ổ vi khuẩn và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc giảm đau, kháng sinh và thuốc chống viêm.
- Để điều trị các biến chứng liên quan đến tổn thương dây thần kinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm triệu chứng đau nhức. Sau đó, đợi một khoảng thời gian để dây thần kinh phục hồi. Trong trường hợp tổn thương thần kinh nghiêm trọng thì sẽ phẫu thuật để phục hồi.
- Cách điều trị duy nhất để giải quyết các biến chứng như khô ổ răng là loại bỏ các mảng bám, thức ăn bị kẹt lại ở vị trí nhổ răng khôn. Sau khi làm sạch vùng ổ răng, bác sĩ sẽ đặt 1 viên thuốc giảm đau và kèm theo gạc nha khoa chuyên dụng để che phần xương hàm bị lộ ra.
Nhổ răng khôn ở đâu để không gây biến chứng?
Để tránh tình trạng sau khi nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau và không gây biến chứng phụ thuộc phần lớn vào việc tìm hiểu và lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín. Một phòng khám nha khoa đảm bảo chất lượng cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và được đào tạo bài bản là nơi đáng tin cậy để điều trị răng miệng hoặc nhổ răng khôn.
Nha khoa Việt Nhật đảm bảo quá trình nhổ răng khôn được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Phòng khám nha khoa và phòng phẫu thuật vô trùng đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng. Cùng với đó là các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến được sử dụng. Nha khoa Việt Nhật tự hào là địa chỉ nha khoa tin cậy, tự tin mang đến trải nghiệm nhổ răng khôn an toàn, thoải mái, không biến chứng cho khách hàng.
Nha khoa Việt Nhật hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về vấn đề “nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau”. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám răng tại Nha khoa Việt Nhật, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 035 6666 428 nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738