Khi răng khôn mọc lên cũng có thể gây ra hàng loạt triệu chứng vô cùng khó chịu khiến chủ nhân không thích thú là mấy. Trong những lúc như vậy, ai trong chúng ta cũng chỉ muốn nhổ nó ra cho xong. Nhưng vấn đề không phải ai cũng có thể nhổ răng khôn. Ngay bây giờ Nha khoa Việt Nhật sẽ chia sẻ những thông tin về trường hợp những người không nên nhổ răng khôn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhổ răng khôn xong có lỗ có sao không?
- Nhổ răng khôn được nghỉ mấy ngày?
- Sau khi nhổ răng khôn có đánh răng được không?
- Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không?
Những trường hợp bác sĩ chỉ định nên nhổ răng khôn
Nếu gặp những tình trạng dưới đây, thì bạn cần nhổ răng khôn ngay để tránh nguy cơ gây ra những bệnh lý về răng miệng:
- Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể dẫn đến những biến chứng đau đớn, nhiễm trùng tái phát và ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng lại có khoảng cách giữa răng khôn và răng liền kề gây giắt thức ăn sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận sau này. Răng khôn cần phải nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ khoảng, không bị xương và nướu cản trở nhưng không ăn khớp với các răng đối diện khiến răng khôn mọc lệch vào hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng kế cận, gây nhồi nhét thức ăn và loét nướu ở hàm đối diện.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ khoảng, không bị xương và nướu cản trở, tuy nhiên răng khôn có hình dáng bất thường, nhỏ, biến dạng khiến nhồi nhét thức ăn các răng kế cận, lâu dần gây sâu răng và viêm nha chu.
- Bản thân răng khôn đã mắc bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
- Răng khôn được nhổ vì mục đích chỉnh hình, răng giả, niềng răng hoặc răng khôn gây ra nhiều bệnh lý toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Những người không nên nhổ răng khôn
Khi gặp những tình trạng sau đây, các bác sĩ thường khuyên những người không nên nhổ răng khôn, vì sẽ ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể. Khách hàng cần giải quyết triệt để các vấn đề, bệnh lý mình gặp phải trước khi nhổ răng khôn.
Mắc bệnh lý toàn thân
- Yếu tố này bao gồm các rối loạn liên quan đến đông máu. Các bệnh về máu và những người thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu.
- Một số bệnh toàn thân khác như bệnh tim mạch không kiểm soát được, tiểu đường hay bệnh ác tính.
- Người mắc một số bệnh mãn tính cần dùng thuốc dài ngày.
Trong tất cả các trường hợp trên, nếu muốn nhổ răng khôn, bạn cần phải giải thích rõ ràng tình trạng bệnh lý của mình với bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp kiểm soát tốt nhất trước khi nhổ răng khôn.
Người mới vừa khỏi bệnh
Những người vừa mới bị cảm, sốt sẽ có sức đề kháng yếu hơn rất nhiều so với bình thường. Hậu quả là khả năng đông máu và chữa lành vết thương sẽ không hoạt động hiệu quả. Nếu nhổ răng sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và chảy máu liên tục. Vì vậy trong trường hợp này, bạn nên đợi cho đến khi cơ thể hồi phục rồi mới tiến hành nhổ răng khôn.
Phụ nữ mang thai
Đây là điều các bác sĩ quan tâm nhất vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai không tốt bằng người bình thường. Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm trùng sẽ cao hơn, nếu cần nhổ răng khôn bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi nhổ.
Nhổ răng khôn cần can thiệp bằng thuốc tê, chụp X-quang (nếu có) và dùng kháng sinh. Dù liều lượng nhỏ nhưng chúng vẫn có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển răng miệng sau này của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ nên chăm sóc răng miệng thật tốt trước và trong khi mang thai để ngăn ngừa các bệnh dẫn đến phải nhổ răng khôn.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng hormone sản xuất ở phụ nữ có xu hướng tăng khá cao. Nhổ răng dễ dẫn đến nhiễm trùng vết thương, dẫn đến mất máu kéo dài. Vì vậy, phụ nữ nên đợi đến khi giai đoạn này qua đi rồi mới nhổ răng khôn.
Bệnh lý tại chỗ
Bệnh lý này bao gồm các tình huống răng đang được điều trị, xạ trị hoặc bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể lan từ chân răng xuống xương và lan chéo sang các vùng nướu lân cận. Trong trường hợp này, dù bác sĩ có dùng thuốc gây mê mạnh cũng không làm giảm cơn đau và bạn vẫn phải trải qua cảm giác đau đớn.
Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lây lan qua đường máu, do đó việc nhổ răng khôn có thể cần phải tạm dừng và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh. Chỉ khi nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn, bác sĩ mới có thể nhổ răng khôn một cách an toàn.
Thông thường, trước khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ khám kỹ tình trạng răng miệng của bạn để xem bạn có mắc bệnh về răng miệng hay không. Nếu cần thiết, có thể chụp X-quang để phân tích tình trạng của hàm. Từ đó có thể đưa ra những phương án nhổ răng phù hợp.
Người thường xuyên sử dụng thuốc
Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin hoặc thuốc giảm đau. Khi đó việc nhổ răng khôn sẽ gây mất máu trầm trọng, nếu vẫn đang dùng thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Răng khôn sẽ được nhổ khi bạn ngừng sử dụng thuốc ít nhất 3 ngày.
Người đã phẫu thuật tim
Nếu bạn đã phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng. Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng khi bạn được dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống nhiễm trùng. Trước khi nhổ răng, bạn cần giải thích rõ ràng tình trạng thể chất của mình cho bác sĩ để họ hiểu và đưa ra chỉ định nhổ răng phù hợp. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ trước khi cần nhổ răng. Hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và không bị vướng vào những trường hợp trên.
Nha khoa Việt Nhật mong rằng qua việc chia sẻ bài viết này, bạn đọc có thể giải quyết được vấn đề về trường hợp những người không nên nhổ răng khôn và tránh được những hậu quả không mong muốn. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng gọi tới số hotline phía bên dưới để các chuyên gia tại Nha khoa Việt Nhật chia sẻ những thông tin hữu ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738