Niềng răng là một quá trình lâu dài, gồm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp thực hiện khác nhau tùy theo tình trạng răng miệng của mỗi người. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất là một vấn đề được rất nhiều người được quan tâm khi niềng răng? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Cắm vít niềng răng bao lâu thì tháo được?
- Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Các loại mắc cài niềng răng phổ biến hiện nay
- Những ưu điểm của khay niềng răng trong suốt có thể bạn chưa biết
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Giai đoạn điều trị tổng quát
Đây là giai đoạn quan trọng để bạn chuẩn bị có một hàm răng khỏe mạnh để bắt đầu tiến hành niềng răng và gắn mắc cài. Bác sĩ tiến hành các bước điều trị tổng thể khác nhau tùy theo tình trạng và bệnh lý của bệnh nhân như: điều trị viêm nướu, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, lấy dấu răng hàm hay chữa tủy…
Sau khi điều trị răng miệng như trên, khách hàng thường cảm thấy ê răng, đau nhức, chảy máu… Đây là những biểu hiện phổ biến và thường gặp của nhiều khách hàng, theo bác sĩ cho biết: “Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn không cần quá lo lắng quá nhiều.”
Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng răng (nếu có)
Ngoài ra, đối với các trường hợp khâu, nhổ răng,…sẽ có một số “cơn đau” khác. Đặc biệt là khi nhổ răng, bạn sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng thậm chí còn tưởng tượng ra “cơn đau kinh khủng khi nhổ răng”. Tuy nhiên, trong quá trình nhổ răng thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên bạn không phải quá lo lắng về nhổ răng khi niềng.
Tùy vào tình trạng răng cần nhổ để niềng răng như răng khỏe hay đang gặp vấn đề như sâu răng, viêm tủy mà thời gian nhổ răng và mức độ đau nhức khi nhổ răng sẽ khác nhau.
Thông thường, ca nhổ răng có thể gây sưng tấy hoặc đau nhức tại vị trí nhổ răng từ 3 đến 5 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Giai đoạn tách kẽ răng
Khi niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Đây có lẽ là giai đoạn đau nhất khi niềng răng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình gắn mắc cài niềng răng. Thun tạo khe thường có độ dày khoảng 2mm và được đặt vào khoảng trống giữa hai răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển khi đeo mắc cài.
Tách kẽ răng bằng thun là cách khá phổ biến. Thun tách kẽ được đặt trên răng được giữ lại nằm giữa các răng để tạo khoảng trống giữa hai chiếc răng. Sau khoảng 5 đến 7 ngày, khi giữa 2 răng hàm đã xuất hiện khoảng trống tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ tiến hành khâu lại vào răng cối.
Sau khi đeo thun tách kẽ, khi ăn nhai sẽ có cảm giác hơi nhức, khó chịu hoặc đau nhức, giống như bị mắc kẹt thức ăn vào vị trí răng đã trám. Những ngày tiếp theo, cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn không nên quá lo lắng về việc răng bị tách có đau không.
Giai đoạn lắp đặt mắc cài và dây cung
Ở giai đoạn lắp mắc cài và dây cung lên răng thì má, môi, nướu, lưỡi và các bộ phận khác chưa kịp làm quen nên thường xuất hiện triệu chứng ê buốt, đau nhức, sưng má hoặc lở loét nhẹ. Lúc này, dây thép cung môi bắt đầu tác động lực lên răng khiến bạn có cảm giác đau âm ỉ. Cơn đau kéo dài trong thời gian ngắn, thường khoảng từ 3 đến 5 ngày. Nhưng sau một thời gian dài, bạn sẽ quen dần và thấy việc đeo niềng răng là hoàn toàn bình thường, không còn thấy cảm giác đau nhức nữa.
Giai đoạn thu dây cung và siết chặt răng định kỳ hàng tháng
Cứ 4-6 tuần một lần sau khi gắn mắc cài, bác sĩ cũng cần thường xuyên kiểm tra răng và điều chỉnh độ căng của dây cung để bảo đảm quá trình di chuyển răng về đúng vị trí. Quá trình siết chặt răng thay dây cung sẽ căn chỉnh lực kéo của dây cung và tạo áp lực đáng kể lên răng, điều này có thể gây khó chịu.
Bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê buốt trong 2-3 ngày rồi sẽ hết. Nếu thấy cơn đau kéo dài, không giảm, cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh lực kéo phù hợp.
Trong những ngày răng được siết chỉ nên ăn những thức ăn mềm, tránh những thức ăn cứng, dai để giảm tác động gây đau đớn cho răng.
Cần lưu ý gì khi đang trong quá trình niềng răng?
Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để không ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả.
Tuân thủ lộ trình niềng răng.
Một số trường hợp bệnh nhân không tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ dẫn đến răng di chuyển không đúng vị trí, thời gian niềng răng kéo dài và nghiêm trọng hơn là biến dạng hàm. Vì vậy, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám hàng tháng.
Chăm sóc niềng răng đúng cách
Răng niềng thường dễ mắc bệnh hơn răng bình thường. Do đó, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng hoặc mắc cài. Vi khuẩn trong mảng bám răng hấp thụ đường và biến nó thành axit, có thể dẫn đến viêm nướu, sâu răng, hôi miệng, v.v.
Sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch tối ưu
Ngoài bàn chải đánh răng thông thường, người niềng răng cần sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa, để đảm bảo vệ sinh răng miệng tối ưu. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày.
Ăn uống lành mạnh và khoa học
Những thực phẩm quá cứng, cứng và có độ kết dính cao sẽ không tốt cho người đeo mắc cài vì chúng sẽ bám chặt vào mắc cài và khó vệ sinh. Ngoài ra, thực phẩm nhiều đường cũng không được khuyến khích vì chúng có thể gây sâu răng.
Hy vọng với những thông tin mà Nha khoa Việt Nhật chia sẻ sẽ giúp bạn biết được các giai đoạn của niềng răng và niềng răng giai đoạn nào đau nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này hoặc những thắc mắc liên quan tới răng miệng liên hệ Nha khoa Việt Nhật qua số hotline để được tư vấn tận tâm và miễn phí 100%.
Nha khoa Việt Nhật – Gửi niềm tin, trao nụ cười
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738