Mọc răng khôn là một quá trình mà hầu hết mọi người ai cũng phải đều trải qua khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, những chiếc răng này thường kéo theo nhiều rắc rối ngay từ khi mọc lên như đau nhức liên tục, sưng nướu, sốt, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người bệnh. Phần lớn răng khôn sẽ được nhổ để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vậy quy trình nhổ răng khôn diễn ra gồm mấy bước? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Nha khoa Việt Nhật nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành hẳn?
- Sau khi nhổ răng khôn kiêng gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?
- Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?
- Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Dù rất muốn nhổ bỏ nhưng nhiều người vẫn còn rất lo lắng về những rủi ro khi nhổ răng khôn. Có thể nói răng khôn tập trung nhiều loại dây thần kinh; chính vì vậy khi tiến hành nhổ bỏ hay tác động sẽ có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, nếu bác sĩ có tay nghề giỏi và kinh nghiệm lâu năm, họ có thể đảm bảo an toàn cho ca nhổ răng khôn.
Ngược lại, nếu bác sĩ nha khoa thiếu kinh nghiệm chỉ cần mắc phải bất kỳ sai sót nhỏ nào trong quá trình nhổ răng khôn cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biến chứng có thể phát sinh trong quá trình nhổ răng khôn:
- Bệnh nhân có thể bị đau kéo dài và dữ dội hơn sau khi nhổ răng, kéo dài trong vài tuần.
- Răng khôn bị nhiễm trùng, áp xe, kèm theo hoại tử ổ răng.
- Chảy máu nhiều.
- Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác và hậu quả là dẫn đến những biến chứng đặc biệt nặng nề như điếc tai.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome thực sự là giải pháp giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng so với phương pháp nhổ răng truyền thống.
Cụ thể, với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng của sóng siêu âm tác động vào vùng răng cần nhổ, nhẹ nhàng tách mô và nướu, nhờ đó nhổ bỏ răng an toàn mà không gây đau nhức. Hơn nữa, quá trình nhổ răng sẽ được rút ngắn đáng kể. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cũng thấy vết thương hồi phục nhanh chóng, mạch máu nhanh chóng liền lại.
Quy trình nhổ răng khôn diễn ra gồm mấy bước?
Thông thường, quy trình nhổ răng khôn được diễn ra với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khám tổng quát và chụp phim X-quang
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật thăm khám để đánh giá tổng thể và tiến hành thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng, vị trí, mức độ hư tổn,… của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp phim X-quang hàm răng để đánh giá chính xác hướng và vị trí của răng khôn mọc. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ và đưa ra kế hoạch nhổ răng phù hợp, ít sang chấn nhất cho bệnh nhân.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán
Sau đó, bệnh nhân được hướng dẫn làm các xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu và các xét nghiệm liên quan khác. Nếu còn bất kỳ lo ngại nào, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng thuốc để quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ, đảm bảo an toàn sau điều trị.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ để làm tê khu vực xung quanh răng cần nhổ, đảm bảo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, đặc biệt không gây đau nhức trong suốt quá trình nhổ răng khôn. Hơn nữa, trước khi nhổ răng, nhân viên y tế phải đảm bảo các dụng cụ được khử trùng đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.
Bước 4: Tái khám sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống hợp lý. Đồng thời, sẽ hẹn lịch tái khám để thăm khám tiến độ lành thương và tình trạng sau khi nhổ răng. Trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ răng, nếu có bất kỳ lo lắng hoặc vấn đề nào về hàm răng, điều quan trọng là phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Thông thường, khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ dần cảm thấy đau nhói ở vùng răng khôn vừa nhổ. Đồng thời, miệng và má sẽ bị sưng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện nên bạn không nên quá lo lắng.
Trong 1 – 2 tuần đầu sau nhổ răng, nướu sẽ dần hồi phục và che phủ ổ chân răng. Khoảng một tháng sau, khung xương sẽ liền lại. Trong giai đoạn này, cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn sau khi nhổ răng.
Trên đây là những thông tin về quy trình nhổ răng khôn mà Nha khoa Việt Nhật muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng răng miệng của mình, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Nha khoa Việt Nhật sẽ sẵn lòng tư vấn và giải đáp cho bạn những thông tin cần thiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: Số 101- Biên Hòa – Phủ Lý – Hà Nam
- Hotline: 035 6666 428
- Website: nhakhoavietnhat.com
- Facebook: Nha khoa Việt Nhật
- Zalo: zalo.me/4418658630665558738